Tác động và di sản Vào đời

Ấn bản Vào đời năm 1991
"Với cách nghĩ, cách nhìn đã đổi mới, chúng ta sẽ công bằng hơn trong thẩm định, có thể nhận ra những đóng góp của nhà văn và cả những hạn chế chưa thể vượt qua trong quá khứ...
Cuộc sống là một dòng chảy không đứt đoạn. Đọc lại Vào đời sẽ hiểu thêm một mảng hiện thực có thật của đời sống trên chặng đường ta đã đi qua, từ đó có thể rút ra những điều có ích cho bước đi hôm nay."

Lời giới thiệu của nhà xuất bản cuốn Vào đời, in ở phần bìa sách tái bản năm 1991

Cuốn sách đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sự nghiệp văn chương và gia đình của Hà Minh Tuân.[62] Sau vụ việc này, ông bị giáng hai cấp trong quân đội từ Trung tá xuống Đại úy,[63] đồng thời phải viết một bản kiểm điểm rồi bị cách chức giám đốc Nhà xuất bản Văn học; còn cuốn Vào đời thì bị thu hồi.[10] Đa số nguồn ghi nhận ông đã chuyển về làm cho Tổng cục Thủy sản,[10][64] nhưng theo nguồn từ báo Việt Luận thì ông bị buộc phải đi lao động cải tạo ở bến Chương Dương một thời gian, công việc là khuân gỗ và kéo gỗ về nhà máy.[65] Án kỷ luật từ vụ Vào đời cũng được cho là lý do chính khiến mối quan hệ của Hà Minh Tuân với người vợ đầu tiên tan vỡ.[10][66] Lê Đức Thọ sau này đã dẫn ra trường hợp của Vào đời để làm tiền đề cho Vụ án Xét lại Chống Đảng.[67][68]

Trong suốt nhiều thập kỷ hậu sự kiện trên, tiểu thuyết vẫn bị chính quyền coi như một cuốn sách xấu; bằng chứng là có các nhà văn đã đề cập đến tình tiết nhân vật của mình do khen ngợi hay lưu giữ cuốn sách mà bị thải hồi hoặc bị bắt đi lao động cải tạo.[69][70] Nhờ những cải cách trong Đổi Mới của nhà nước và Cởi Mở về văn học mà cuối cùng Vào đời đã được tái bản vào năm 1991. Điều này được thực hiện thể theo nguyện vọng của nhà văn Hà Minh Tuân,[17][71] chỉ một năm trước khi ông qua đời vào 1992.[10] Nhà văn Như Phong – người đầu tiên và nhiệt tình nhất phê bình Vào đời – là người đã cho in lại tiếu thuyết này.[10] Trước đó, một thời gian sau khi Như Phong lên nhậm chức giám đốc Nhà xuất bản Văn học (1965), ông đã giúp đưa Hà Minh Tuân trở lại cơ quan cũ và làm trợ lý của mình từ năm 1975,[72] cũng như tạo điều kiện cho Hà Minh Tuân xuất bản truyện dài Vẻ đẹp bình dị (1977) – là tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp của tác gia.[10]

Vào đời sau này đã được coi là sáng tác "để đời" của Hà Minh Tuân,[11] không chỉ giúp đem về cho nhà văn Giải thưởng Cống hiến Hội Nhà văn Việt Nam năm 2017[73][74] mà còn đưa ông vào danh sách đề cử Giải thưởng Nhà nước năm 2020.[75]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vào đời http://vanviet.info/tu-lieu/cc-tai-nan-van-chuong-... https://books.google.com.vn/books?id=z39kAAAAMAAJ https://nongnghiep.vn/nha-van-xuan-ba-chuyen-nha-4... http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c374/n25637/... http://baovannghe.com.vn/danh-sach-tac-pham-cong-t... https://vanviet.info/tu-lieu/cc-tai-nan-van-chuong... https://hosovanhoc.wordpress.com/category/ha-minh-... https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/Reader... https://www.voatiengviet.com/a/lo-hong-da-67-nam/1... https://books.google.com.vn/books?id=AxdIAAAAMAAJ